Thứ Hai, 9 tháng 8, 2010

Đốt đuốc đi tìm công lý

                                             Đốt đuốc đi tìm công lý

      Cùng với cả nước, Huyện uỷ An Nhơn vừa tổ chức triển khai Chỉ thị 37-CT/TW ngày 04.8.2009 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Đại hội đảng bộ các cấp là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Như thường lệ, đại hội các cấp làn này tiến hành 4 nội dung: "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ hiệm kỳ qua và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của đảng bộ trong nhiệm kỳ tới; thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội của Đảng và dự thảo các văn kiện của đảng cấp trên trực tiếp theo hướng dẫn của Trung ương và cấp uỷ cấp trên; bầu ban chấp hành đảng bộ; bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên". Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ đảng thực hiện tốt công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, trong đó công tác chuẩn bị nhân sự cấp uỷ nhiệm kỳ 2010-2015 phải thực hiện đúng quy chế, quy định của Đảng về công tác cán bộ và tiến hành đồng thời với việc chuẩn bị nhân sự lãnh đạo HĐND, UBND cấp mình nhiệm kỳ 2011-2016. Lãnh đạo thực hiện chủ trương thí điểm việc đại hội đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp bầu bí thư và đại hội đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư. Bộ Chính trị nhấn mạnh: "Cấp uỷ khoá mới phải bảo đảm chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý, có tính kế thừa và phát triển, gổm những đồng chí tiêu biểu về phẩm chất, năng lực và có đủ sức khoẻ , bảo đảm thực hiện thắng lợi toàn diện nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình và nghị quyết Đại hội XI của Đảng". "Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội các cấp uỷ phải lãnh đạo thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội X của Đảng, nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình và công tác tư tưởng trong đảng bộ; tập trung giả quyết những vấn đề tồn đọng, bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm"...Đây là một chủ trương mới, hợp lòng dân, khởi đầu việc mở rộng dân chủ trực tiếp trong Đảng.
    Tuy nhiên, đây chỉ là chủ trương của Đảng, còn ở An Nhơn thì các cấp uỷ thường thực hiện theo chủ quan, cám tính và có chăng là "phép Vua, thua lệ Làng". Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, từ bài học xương máu về công tác xây dựng Đảng, về đấu tranh chống tham nhũng đã diễn ra ở An Nhơn.
    Trả giá cho việc coi thường kỷ cương pháp luật, đạo đức giả, tham nhũng thật.
   Điển hình là các vụ sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý tài nguyên, công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai huyện An Nhơn tỉnh Bình Định phát hiện từ năm 2007 đến nay xử lý chưa triệt để. Trước Đại hội XXI của Đảng bộ An Nhơn, năm 2003 nhân dân thị trấn Đập Đá, thị trấn Bình Định đã tố cáo hành vi sai phạm trong công tác quy hoạch cụm công nghiệp gò Đá trắng Đập Đá, khu dân cư Thanh niên thị trấn Bình Định, tuy các đoàn thanh tra có kết luận, kiến nghị xử lý nhưng Vũ Hoàng Hà- chủ tịch UBND tỉnh bao che không xử lý. Năm 2007, một lần nữa nhân dân An Nhơn đốt đuốc đi tìm công lý. Lần này vô phúc cho bọn tham nhũng là Đảng có Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), Nhà nước có Luật phòng chống tham nhũng có hiệu lực thi hành. Nhân dân An Nhơn dựa vào pháp luật đấu tranh chống tham nhũng, gởi đơn đi nhiều nơi, yêu cầu xử lý. Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng và các cơ quan ngôn luận, buộc cấp uỷ và chính quyền tỉnh Bình Định phải ra tay chống tham nhũng. Kết quả các đoàn thanh tra, cơ quan điều tra vào cuộc, Chủ tịch UBND tỉnh đã xử lý: Yêu cầu các tổ chức và cá nhân sai phạm thu hồi và nộp vào ngân sách tỉnh hơn 7,7 tỉ đồng, trong đó ông Lê Hữu Cư nguyên chủ tịch UBND huyện và ông Trần Đình Tâm thu hồi và nộp 3 tỉ đồng, bà Trần Thị Tám phó chủ UBND huyện thu hồi và nộp 1,2 tỉ đồng, Nguyễn Đức Điềm Giám đốc Ban quản lý dự án nộp hơn 1 tỉ đồng, vợ Lê Hữu Cư và lái xe con UBND huyện nộp hơn 1, 1 tỉ đồng. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xử lý kỷ luật tập thể Ban Thường vụ huyện uỷ An Nhơn bằng hình thức "cảnh cáo". Các cá nhân như ông Trương Đình Tân-Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, nguyên Bí thư Huyện uỷ khoá XX bị "cảnh cáo" và đề nghị Trung ương cho thôi chức vụ Tỉnh uỷ viên; Lê Hữu Cư- Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Du lịch, nguyên Chủ tịch UBND huyện, bí thư Huyện uỷ An Nhơn khoá XXI bị UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư Trung xử lý kỷ luật cách các chức vụ trong Đảng; Trần Đình Tâm- Phó bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện bị các chức Phó bí thư Huyện uỷ; Trần Thị Tám- Huyện uỷ viên, phó chủ tịch thường trực UBND huyện kỷ luật "cách chức" Tỉnh uỷ viên và cho thôi giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện; Lê Minh Toán- HUV, Phó chủ tịch UBND huyện và Lê Hoàng Long- Phó chủ tịch UBND huyện bị "khiển trách"; Nguyễn Đức Điềm, Giám đốc Ban quản lý dự án và Lâm Thành Đức, nguyên Phó phòng Tài nguyên môi trường bị "cách chức".
     Hậu quả tập đoàn tham nhũng Lê Hữu Cư gây hậu quả rất nghiên trọng, làm mất uy tín của cấp uỷ, chính quyền và cá nhân; nội bộ chia rẽ, bè phái, thực dụng mộc lên như nấm, thành kiến cá nhân với những người không ăn cánh và có chính kiến về đấu tranh chống tham nhũng ra khỏi vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nứơc. Những sai phạm đó, phải trừng trị bằng pháp luật vẫn chưa hết tội lỗi. Nhưng Vũ Hoàng Hà- Bí thư Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện phương châm: "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình", đã bao che cho tập đoàn tham nhũng Lê Hữu Cư nguyên Bí thư Huyện uỷ An Nhơn. Vũ Hoàng giáo chủ, Bí thư Tỉnh uỷ, nguyên chủ tịch UBND tỉnh đã "vẽ đường hưu chạy" gây sức Ban thường vụ tỉnh điều động Lê Hữu Cư, bí thư Huyện uỷ về tỉnh, bổ nhiệm một tên "Dâm gian tặc" làm giám đốc Sở Du lịch. Với luận điệu mỵ dân, Vũ Hoàng trả lời với công luận là rút ông đồng chí bí thư huyện uỷ lên tỉnh để dọn đường cho nhà nước thanh tra, điều tra. Thay vào đó, Vũ Hoàng giáo chủ dựng lên một Tân bí thư huyện uỷ, có biệt danh là Trần Kim bức tử- vì ông ta đi chơi qua đêm với gái, vợ khuyên ngăn không được đã tự tử chết trong nhà; hơn nữa Trần Kim này tuy là UVBTVTU nhưng chẳng có tấm bằng đại học chuyên nghiệp, chỉ dựa vào một ít kinh nghiệm công tác đoàn, công tác đảng làm sao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đồng thời, bảo vệ cháu mình thoát khỏi vòng lao lý, Vũ Hoàng giáo chủ đã ép Huyện uỷ cho Trần Đình Tâm thôi giữ chức chủ tịch UBND huyện và đưa Trần Châu- Phó giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Chủ tịch UBND huyện và chỉ định bổ sung đảng viên khai man lí lịch, chị ruột làm Mật báo viên cho địch làm Phó bí thư Huyện uỷ.
    Nực cười, bình cũ mà rượu chẳng mới. Ngót ba năm nay, nhân dân An Nhơn hoài mong sự công lý ở 2 đồng chí: bí thư, chủ tịch mới này. Nhưng họ đã thất vọng, khi biết hai ông này nối giáo cho giặc. Ông Trần Châu, Chủ tịch UBND huyện đã dùng ảnh hưởng của mình ép chính quyền xã Nhơn Hậu cho khai thác sỏi để cho vợ chồng Lê Hữu Cư khắc phục "Đàn Nam giao". Với bản chất xem thường kỷ cương pháp luật, Lê Hữu Cư đã bán đất cho các doanh nghiệp để thu lợi, chỉ dùng một số ít đất sỏi bồi đắp "Đàn Nam giao", các cụ ở địa phương cho biết chừng 5 ngàn khối đất, không bằng đắp "mã cha" của mấy thằng tham nhũng. Trong khi đó đào bới hơn 45 ngàn khối đất, bất chấp ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, dù không nghiệm thu, chính quyền huyện An Nhơn vẫn trả lời với Báo nhân dân đã khắc nguyên trạng. "Đàn nam giao" có từ rất lâu đời, dù phải trãi qua thế kỷ, nắng mua và những trận mưa bom, bão đạn của kẻ thù dân tộc nhưng vẫn tồn tại. Thế mà vì lợi ích cá nhân, Lê Hữu Cư đã can tâm phá hoại "Đàn Nam giao"- Thành Hoàng Đế là di tích lịch sử cấp Quốc gia đã trở thành phế tích, đất "Kinh thành" đã trở thành đất kinh hoàng. Trần Kim bức tử -Bí thư Huyện uỷ rất khó hiểu, khó tin, có lúc cũng bạo hành chẳng kém gì hậu Trần chủ tịch. Chẳng hạn, thời điểm thanh tra chuẩn bị kết luận, báo chí Trung ương và tỉnh đăng tải hàng loạt bài về những vụ việc sai phạm nghiêm trọng ở An Nhơn, ông Trần Kim đã ra văn bản ngăn cấm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; đe doạ những cán bộ, đảng viên cung cấp thông tin báo chí, ủng hộ những người dám đấu tranh chống tham nhũng. Cơ quan điều tra tỉnh, Uỷ ban kiểm tra huyện uỷ, thanh tra huyện mời người tố cáo tra hỏi: về ai viết đơn, đánh máy, photo tài liệu ở đâu, lấy tiền đâu mà gởi và cuối cùng dùng biện pháp nghiệp vụ lừa những người khiếu nại tố cáo rút đơn, thậm chí không bảo vệ cho người tố cáo mà công khai danh tánh người tố cáo trước bọn tham nhũng.


Xử lý kết quả thanh tra, điều tra theo kiểu "Để lâu cức trâu hoá bùn". Từ khi có kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Quyết định của UBND tỉnh về xử lý kết quả thanh tra đến nay, các tổ chức, cá nhân chỉ nộp hơn 1,7 tỉ đồng; UBND huyện bất chấp chỉ đạo của UBND tỉnh về việc rà soát thu hồi những trường hợp lợi dụng mua bán đất nhiều lô, không dám xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm, thậm chí còn được cất nhắc lên chức vụ cao hơn. Ví dụ ông Lê Đức Năm huyện đội phó, mua 2 lô dất bán thu lợi cá nhân đề bạt Huyện đội trưởng và bổ sung vào uỷ viên Ban thường vụ Huyện uỷ khoá XXI.
    Vì sao không xử lý được? Phải chăng trong cấp uỷ, Ban Thường vụ, HĐND có số đông là phần tử thực dụng, cơ hội, bè cánh và ý chí chiến đấu giảm sút, hay là đứng sau lưng kẻ tham nhũng còn có Lê Hữu Cư và quan thầy giật dây (?!). Đa số cho rằng, một số ông thường vụ như: Trần Đình Tâm- Trưởng ban dân vận, Phạm Văn Trung - Bí thư Đảng uỷ thị trấn Bình Định, Lê Văn Có- Chủ nhiệm UBKTHU, Lê Thanh Hưng-Trưởng ban Tổ hức Huyện uỷ bên trong làm nội ứng, làm kỳ đà cản mũi. Đồng thời, Lê Hữu Cư, còn dùng kế mỹ nhân của 4 con "Hồ Ly Tinh" gồm: Trần Thị Tám- Phó Chủ tịch UBND huyện, Nguyễn Thị Hải- Chủ tịch Công đoàn huyện, Phạm Thị Kim Thoa- Trưởng phòng VH-TT huyện, Võ Thị Thanh Hiệp cán bộ Phòng Tài nguyên- Môi trường để chạy án, chạy tội, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ. Được biết một số trường hợp sai phạm đã rõ nhưng chi bộ biểu quyết kỷ luật nhẹ hơn Huyện uỷ, Huyện uỷ biểu quyết kỷ luật nhẹ hơn tỉnh uỷ, Tỉnh uỷ xử lý nhẹ hơn Trung ương. Thực tế hiện nay, đang tồn tại hai Ban Thương vụ Huyện uỷ, một Ban do ông Trần Kim Hùng và một Ban do ông Lê Hữu Cư điều hành nên trống đánh xuôi, kèn thôi ngược, buông lỏng sự lãnh đạo của tổ chức đảng và quản lý của chính quyền địa phương. Đó chính là câu trả lời, vì sao đã xử lý rồi vẫn còn đơn thư khiếu nại vẫn tiếp tục vượt cấp lên Trung ương.
    Quyết tâm bảo vệ Đảng, không cho phần tử cơ hội, tham nhũng vào cấp uỷ mới.
     Về Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cấp uỷ mới, Chỉ thị nêu rõ: "Cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ đạo thẩm tra, xác minh, kết luận trước ckhi tiến hành đại hội đối với những nơi có vấn đề mất đoàn kết nội bộ hoặc có đơn thư (có danh) khiếu nại, tố cáo; trường hợp cán bộ có sai phạm nghiêm trọng thì xử lý nghiêm minh và cử người thay thế trước khi tổ chức đại hội. Những đảng viên có vấn đề chính trị, nhất là chính trị hiện nay, phải được cấp uỷ có thẩm quyền thẩm tra, kết luận trước khi giới thiệu làm đại biểu và giới thiệu để bầu vào cấp uỷ". Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự cấp uỷ, Bộ Chính trị nhấn mạnh: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và cương quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. "Không cơ cấu vào cấp uỷ những cán bộ, đảng viên mà bản thân hoặc vợ (chồng) con vi phạm các quy định của Đảng, chính sách pháp luạt của Nhà nước; vi phạm những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm. Đây là một chủ trương đúng đắn, các cấp uỷ, cán bộ, đảng viên cần phải quán triệt và thực hành triệt để.
    Xin nhắc lại, những năm gần đây, nhân dân An Nhơn đã phát hiện, tố cáo những vụ việc tham nhũng tràn lan trên địa bàn An Nhơn, Bình Định. Cầm đầu bọn tham nhũng là Lê Hữu Cư- nguyên Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện; đồng bọn còn có các tên Trần Đình Tâm- nguyên Chủ tịch UBND huyện;Trần Thị Tám- nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện; Phạm Văn Trung- Bí thư Đảng uỷ thị trấn Bình Định; Trương Đình Hy- nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Bình Định; Nguyễn Thành Minh- nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Đập Đá; Lê Thái Bình- Huyện uỷ viên, bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện An Nhơn; Lâm Xuân Vũ- bí thư Đảng uỷ xã Nhơn Hòa; Hoàng Trọng Quốc- nguyên Chủ tịch UBND xã Nhơn Khánh; Nguyễn Văn Giác- nguyên Chủ tịch xã Nhơn Hậu; Bùi văn Chánh, Trưởng phòng TNMT; Lâm Thành Đức, nguyên Phó trưởng phong TNMT; Nguyễn Văn Thông, nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Bình Định.Hậu quả do bọn tham nhũng gây ra rất nghiêm trọng. Nó đã làm cho quê hương An Nhơn sau 34 năm xây dựng đã bị tụt hậu xa về kinh tế so với các huyện bạn cùng phấn đấu lên thị xã; chúng đã huỷ hoại những vùng đất được gọi là " Địa linh nhân kiệt" như Thành Hoàng Đế- Nhơn Hậu đã trở thành phế tích; khai thác tuỳ tiện đào bới và bán cả Đồi Hoả Sơn, Núi Thiết Tràng Nhơn Mỹ và Núi Đất Nhơn Phong. Tài nguyên môi trường, cảnh quan...bị tàn phá còn nặng nề hơn bom đạn của Mỹ nguỵ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Có thể nói, những hành vi mà bọn tham nhũng gây ra còn nặng hơn tội làm "Việt gian bán nước".
    Những tên tham nhũng đã cấu kết với nhau rất chặt chẽ, nắm giữ các chức vụ trọng yếu trong các cơ quan đảng, chính quyền và các cơ quan pháp luật ở huyện An Nhơn. Biến những cơ quan quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước trở thành phương tiện, công cụ để đạt tới mục tiêu tham nhũng và làm công cụ để che chở, đối phó một khi tham nhũng bị phát hiện. Bọn cơ hội thường biểu hiện: Bè phái, cục bộ, lôi cánh phe nhóm, làm trái đường lối, chính sách của Đảng; trong sinh hoạt của Đảng thường tìm cách né tránh, " gió chiều nào,che chiều nấy", nói một đường làm một nẻo; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, thực hiện tham vọng quyền lực bằng những thủ đoạn tinh vi. Trong chiến tranh tìm mọi cách để tham gia vào tổ chức cách mạng nhưng khi gặp lúc khó khăn thì sẵn sàng phản bội cách mạng, đầu hàng khai báo với địch đã làm cho phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề. Khi hoà bình chúng khai man lý lịch, thay tên đổi họ chui vào Đảng để làm quan, phát tài. Sau đây là một ví dụ giúp chúng ta nhận diện bộ mặt thật của tên gian tham này.
     Khi tôi bước chân vào một quán cà phê ở thị trấn Đập Đá, tình cờ được nghe một câu chuyện rất kỳ lạ khiến tôi không khỏi tò mò. Ngồi cạnh chiếc bàn trong góc, tôi nghe họ nói với nhau hết chuyện xử lý tham nhũng, rồi đến chuyện khai man lí lịch của ông Nguyễn Thành Minh Trưởng phòng kinh tế huyện...Một cán bộ hưu độ 70 tuổi nhưng giọng nói còn rất khoẻ, đón chắn là nguyên bí thư, chủ tịch huyện chớ không phải loại cán bộ lèn xèn. Ông nói có tính mỉa mai chua chát, tưởng ai chớ thằng Phạm Văn Trung thì tao biết quá rõ: Cha ruột tham gia cách mạng nhưng đã lên đầu hàng địch, chỉ khai báo cho địch bộ máy các tổ chức cách mạng của xã Nhơn Phong mà thôi, chứ có bắn giết gì ai đâu (?!). Còn cháu Phạm Văn Trung, lúc đó còn ở truồn nên khi vào Đảng nó mới khai man lí lịch là cha nó tham gia cơ sở cách mạng...Việc này, tao nghe thằng Vũ Hoàng giáo chủ và Lê Hữu ác nhơn nói Ban Thường vụ tỉnh uỷ đã có kết luận công nhận đảng viên nhưng không bố trí làm cán bộ chủ chốt. Lời nói cụ già có vẻ khẳng định, làm mọi người ngạc nhiên, bật hỏi lại: Sao tôi nghe mới đây Ban Thường vụ Huyện uỷ An Nhơn quy hoạch bổ sung vào chức danh Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện nhiệm kỳ tới mà...Ông già tức tối gạt phắt, ông chớ có nghe tin gà, tin vịt nói tào lao! Bị chửi, ông cụ ngồi bên tức và hỏi tiếp, thôi thì ông kể việc cha con thằng Phạm Văn Trung khai báo và khai man lí lịch tôi nghe thế nào! Ông già kể rất là dài, nhưng chúng tôi chỉ thuật lại một số nội dung vắn tắt.
     Câu chuyện xảy ra đã khá lâu, trong nội bộ có một vài người trong Ban Thường vụ, trong cấp uỷ đấu tranh nhưng không có kết quả; số đông còn lại thì co cụm, a dua, thủ tiêu tính chiến đấu, "đấu tranh, tránh đâu", cán bộ đảng viên thì sợ quy chụp là phá rối nội bộ...do vậy ngày tháng cứ trôi qua. Năm 2008, quần chúng làm đơn tố cáo 10 tên tham nhũng đang làm trong Đảng uỷ và UBND thị trấn Bình Định, đều có lí lịch gia đình phức tạp, họ gọi là "lí lịch đen", dùng chỉ những tên lưu manh chính trị. Cầm đầu nhóm này, có tên Phạm Văn Trung- Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Bí thư Đảng uỷ thị trấn Bình Định. Lợi dụng việc mua bán đất ở Khu quy hoạch dân cư mua 4 lô đất để trục lợi. Vi phạm Kế hoạch hoá gia định, vợ chồng đều là đảng viên sinh đứa con thứ 3 chưa bị xử lý.
    Về quan hệ lịch sử chính trị gia đình rất phức tạp... Cha ruột là Phạm Đình Quý, bí danh là Quỳ. Năm 1948 vào Đảng Việt Nam, được phân công nhiệm vụ Thôn đội phó thôn Trung Lý, tổ trưởng Tổ Nông dân xóm Lý Tây. Năm 1966 chạy lên đầu hàng địch. Hắn khai "Sống với Việt cộng quá khổ sở, thiếu thốn đủ mặt, bỏ gia đình con cái, mẹ già chạy trốn ở Cát Khánh (Phù Cát) làm thuê. May lượm được truyền đơn của Chính phủ Quốc gia kêu gọi Phạm Đình Quý mạnh dạn lén về trình diện hồi chánh". Không chỉ khai báo bản thân mình, mà Phạm Đình Quý đã khai tất cả cán bộ, đảng viên cùng tham gia sinh hoạt và công tác ở xã Nhơn Phong; khai những đặc điểm của các đồng chí trong Ban Tự quản thôn cho địch dễ nhận diện, gồm các chức vụ: Trưởng ban: Nguyễn Hữu Đạo, 40 tuổi, người cao, da trắng; An ninh thôn: Bùi Hoà, 35 tuổi, người ốm, da hơi đen; Kinh tế: Phạm Ngọc Xuân, 37 tuổi, người cao, da đen, mặt dài; Thôn đội: Hà Thạnh, 25 tuổi, người mập, thấp vai rùa;Chính trị viên: Đặng Đình Chi, 32 tuổi, người trung da trắng, cằm dài, chân mày rậm.Nông hội: Hà Phụng, 42 tuổi, người trung, da đen; Phó trưởng ban: Phạm Ngọc xuân, 36 tuổi, người cao, da đen, mặt thỏn; Tuyên văn giáo: Nguyễn Bàn, Binh vận: Trần Văn Cảnh đã hồi chánh.
     Chưa phải hết, Phạm Đình Quý khai luôn những hoạt động của tổ nông dân và Ban Tự quản thôn. Đặc biệt nguy hại là ông Phạm Đình Quý đã trả lời 56 câu hỏi tại Trung tâm thẩm vấn- cảnh sát Quốc gia Bình Định. Trong đó địch hỏi: hiện giờ anh nghĩ gì về Việt Cộng? Quý trả lời: "oán ghét"; ghét nhất là nói láo, ăn bám của dân, dân công chuyển vận luôn". Do vậy, bọn Cảnh sát Quốc gia sau khi thẩm vấn Phạm Đình Quý có nhận xét: Qua thời gian thẩm vấn Nguồn tin (hồi chánh Phạm Đình Quý) đã chán ghét Việt cộng, tỏ ra thành khẩn hợp tác, cung khai !


Đúng là "cha nào con nấy" Phạm Đình Quý là một tên cơ hội chính trị, phản bội lại đồng chí, đồng bào của mình lẽ ra trong chiến tranh phải cho hắn lãnh một viên đạn AK mới đáng tội, thì không có hệ quả của thằng con bây giờ.


Chúng ta đều biết, bất luận hoàn cảnh như thế nào, người cán bộ đảng viên cũng phải tuyệt đối "Trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn rèn luyện, tự bảo vệ mình trong sạch về chính trị và phẩm chất đạo đức; trực thực tự giác báo cáo với tổ chức đảng, không giấu giếm, khai man lí lịch, đặc điểm chính trị của bản thân và gia đình; phê phán những biểu hiện sai trái cũng như ý thức tổ chức kỷ luật, tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong Đảng". Thế nhưng Phạm Văn Trung là UVBTVHU, Bí thư Đảng uỷ thị trấn Bình Định nhận thức rõ hơn ai hết. Song, vì động cơ vào Đảng là để làm quan phát tài, cho nên từ khi vào Đảng đến nay đã khai man lý lịch và lôi bè, kéo cánh với những đảng viên có chức, có quyền để tham nhũng có tổ chức và phá nát đội ngũ cán bộ An Nhơn. Một thực tế đáng lo ngại, hiện nay trong Ban Thường vụ huyện uỷ An Nhơn vẫn còn một số uỷ viên thường vụ có quan hệ gia đình phức tạp, chưa thẩm tra kết luận lịch sử chính trị, như: cha ruột Trần Đình Tâm bị bắt bị tù khai báo, anh ruột Lê Văn Có mang súng chiêu hồi, đi lính cho địch, chị ruột Trần Châu có danh sách mật báo viên, cha ruột Lê Thanh Hưng bị bắt bị tù khai báo...chưa thẩm tra kết luận.
    Bọn cơ hội chính trị không dừng lại ở huyện mà đã chui sâu leo cao lên chức vụ lãnh đạo ở tỉnh và Trung ương. Thậm chí có đảng viên mà lúc mới lên bốn, lên năm cha đi tập kết ở miền Bắc, mẹ ở quê nhà vội vàng lấy ngay tên Cuộc trưởng cảnh sát xã Nhơn Phong, An Nhơn và cậu bé đó đã lớn lên dưới sự nuôi dưỡng rất chu đáo của người cha dượng ác ôn " cảnh sát đặc biệt" cho đến khi tham gia cách mạng. Những tên cơ hội chính trị này, sau ngày giải phóng để có cơ hội thực hiện " Danh - Lợi " nên " chúng " đã thay tên đổi họ để uỳ theo thời cuộc mà thể hiện bản chất "đầu cơ chính trị " để đục khoét, tham nhũng bòn rút của công, làm giàu bất chính .
    Nhưng chúng không thể nào "Lấy thúng úp voi" bởi bên cạnh chúng vẫn còn đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là lực lượng cán bộ, đảng viên đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nay tiếp tục làm nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quyết tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng.
    Để đánh bại bọn cơ hội, tham nhũng, nhân dân An Nhơn tiếp tục vạch trần chân tướng những kẻ cơ hội chính trị, suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống đang ẩn núp trong hàng ngũ của Đảng, cơ quan nhà nước, giúp cho cấp uỷ, chính quyền địa phương và Trung ương thẩm tra, kết luận, xử lý và đuổi ra khỏi Đảng.Nếu không phát hiện sớm và xử trị thì hậu quả khó lường./.


                                                                                                                        Nguyễn Sơn Hải


                                                                                                                     (An Nhơn- Bình Định)







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét